Tổ chức Hội_đồng_Đại_diện_Nhân_dân

Tổ chức của DPR gồm có:Chủ tịch, cơ quan tư vấn, Ủy ban, cơ quan pháp chế, cơ quan ngân sách, cơ quan phụ trách tài chính Quốc gia, cơ quan đánh giá, cơ quan hợp tác liên nghị viện, cơ quan các vấn đề trong nước, Ủy ban đặc biệt và các tổ chức cần thiết khác được thành lập trong phiên họp toàn thể.

Lãnh đạo

Lãnh đạo trong Hội đồng gồm 1 Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch được hình thành từ số ghế trong cuộc bầu cử. Chủ tịch Hạ viện là người thuộc đảng phái chiếm hầu hết số ghế trong Hạ viện, 4 Phó Chủ tịch là những đảng viên thuộc đảng chính trị có số ghế đứng vị trí thứ 2, 3, 4, và 5. Trong trường hợp có nhiều đảng cùng đạt số ghế tương đương nhau, Chủ tịch và Phó Chủ tịch sẽ được xác định bằng thứ tự trong cuộc tổng tuyển cử.

Việc lựa chọn Chủ tịch và các Phó Chủ tịch hạ viện thường là sự hiệp thương giữa các chính đảng với nhau.

4 Phó Chủ tịch được phân bổ theo các chức năng riêng khác nhau:

  • Chính trị an ninh:Chịu trách nhiệm trong phạm vi phân công Ủy ban I, II, III, cơ quan hợp tác liên nghị viện và cơ quan pháp chế
  • Công nghiệp xây dựng:Chịu trách nhiệm trong phạm vi phân công Ủy ban IV, V, VI, VII
  • Kinh tế tài chính:Chịu trách nhiệm trong phạm vi phân công Ủy ban XI, cơ quan ngân sách, cơ quan tài chính quốc gia
  • Phúc lợi nhân dân:Chịu trách nhiệm trong phạm vi phân công Ủy ban VIII, IX, X và cơ quan đạo đức

Chủ tịch Hạ viện bị truất quyền khi: qua đời, từ chức hoặc bãi nhiệm.

Chủ tịch sẽ bị truất quyền nếu:

  • Không đảm đương chức vụ liên tục hoặc không tham gia hoạt động Hạ viện với tư cách thành viên trong 3 tháng không có lý do bất kỳ.
  • Vi phạm lời tuyên thệ và các quy định dựa trên phiên họp toàn thể của Hội đồng sau khi cơ quan đạo đức kiểm tra
  • Bị kết tội bởi tòa án và có hình phạt tù
  • Bởi chính đảng đề xuất phù hợp với quy định pháp luật
  • Bị bãi nhiệm như một thành viên của chính đảng

Cơ quan tư vấn

Cơ quan tư vấn là cơ quan thường trực của Hạ viện được bầu tại phiên họp đầu tiên của Hạ viện. Số thành viên trong cơ quan bao gồm 1/10 số thành viên Hạ viện và được chia đều cho các chính đảng.

Cơ quan có nhiệm vụ đưa ra chương trình nghị sự thử nghiệm trong thời gian 1 năm, 1 phiên họp hoặc 1 giai đoạn, không ảnh hưởng tới các phiên họp; tham mưu cho Hạ viện các vấn đề đường lối chính sách liên quan đến nhiệm vụ và thẩm quyền Hạ viện; Yêu cầu các tổ chức Hạ viện cung cấp thông tin về nhiệm vụ thực hiện; thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định.

Ủy ban

Ủy ban là các cơ quan thường trực của Hạ viện được bầu tại phiên họp đầu tiên của Hạ viện. Số thành viên trong Ủy ban được chia đều cho các chính đảng. Lãnh đạo của Ủy ban gồm 1 Chủ tịch và tối đa 3 Phó Chủ tịch được bầu theo tỉ lệ tương xứng tham vấn đồng thuận giữa các chính đảng.

Các Ủy ban có nhiệm vụ giám sát việc thi hành pháp luật bao gồm ngân sách và các nhiệm vụ được quy định; thảo luận theo dõi kết quả Ủy ban kiểm toán Quốc gia; giám sát hoạt động Chính phủ; thảo luận theo đõi yêu cầu của DPD.

Hiện tại có 11 Ủy ban trong giai đoạn 2014-2019

  • Ủy ban I: Quốc phòng, tình báo, ngoại giao và thông tin truyền thông.
  • Ủy ban II: Giám sát quản trị trong nước, khu vực tự trị, bộ máy nhà nước.
  • Ủy ban III: An ninh, pháp chế, pháp luật và nhân quyền.
  • Ủy ban IV: Nông nghiệp, trồng trọt, lâm nghiệp, hàng hải, thủy sản và thực phẩm.
  • Ủy ban V: Giao thông vận tải, viễn thông, công trình công cộng, nhà ở, phát triển nông thôn và khu vực kém phát triển.
  • Ủy ban VI: Thương mại, công nghiệp, đầu tư, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp nhà nước.
  • Ủy ban VII: Năng lượng, tài nguyên khoáng sản, nghiên cứu và công nghệ và môi trường.
  • Ủy ban VIII: Tôn giáo, xã hội và quyền phụ nữ.
  • Ủy ban IX: Dân số, sức khỏe, nhân lực và di cư.
  • Ủy ban X: Giáo dục, thanh niên, thể thao, du lịch, nghệ thuật và văn hóa.
  • Ủy ban XI: Tài chính, quy hoạch phát triển quốc gia, ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.